![]() |
Đội Hình Tập Họp Cơ Bản Trong GĐPT. I- HIỆU LỆNH TẬP HỌP: Hiệu lệnh thường gồm 2 phần: * Dư lệnh: là lệnh ra trước để Đoàn sinh chú ý chuẩn bị. * Động lệnh: là lệng để Đoàn sinh thi hành ngay một động tác. Hiệu lệnh cần phải dễ phân biệt và được giải thích rõ ràng cho mọi người trước khi đem dùng. Sau đây là các hiệu lệnh thường được dùng. Tuy nhiên khi xét thấy cần, người điều khiển có thể đặt thêm các hiệu lệnh khác. A/ Còi Lệnh: Hiệu còi dùng để cho đoàn sinh chú ý chạy đến trước khi dùng thủ lệnh hay khẩu lệnh trong các buổi họp Đoàn, các cuộc cắm trại, các Trại Huấn Luyện, …Người điều khiển thổi những tiếng còi dài (tè) hay ngắn (tích). Ví dụ: Chú ý:_, nhanh lên:.. .. .., chậm lại:_ _ _ _, tập họp chung: _ .. .. .., cấp cứu:… _ _ _ … B/ Khẩu Lệnh: (Lệnh bằng miệng) gồm có 2 phần:
C/ Thủ Lệnh: (lệnh ra bằng tay): |
A.Tập họp hàng dọc: Người điều khiển đưa tay phải thẳng ra phía trước, bàn tay cao quá đầu một chút, nắm lại và ngón trỏ đưa lên trời.![]() Tập họp 2, 3, 4,… hàng dọc: Người điều khiển đưa tay phải thẳng ra phía trước, bàn tay cao quá đầu một chút và đưa 2, 3, hay 4 ngón tay tùy theo hàng. Khi đưa tay ra cả 5 ngón tay thì tất cả các đội , chúng đều tập họp theo hàng dọc. |
B. Tập họp hàng ngang:
|
C. Tập họp hình rẻ quạt (Hay hình chữ V):
|
D. Tập họp hình chữ U: Người điều khiển đua tay phải ngang vai, thành góc thước thợ, bàn tay nắm lại. |
E. Tập họp hình bán nguyệt (hay nữa vòng tròn): Người điều khiển đưa cánh tay lên đầu, bàn tay nắm lại.
G/ Hiệu Lệnh Bằng Chuông, Mõ, Đèn:
Trong trường hợp thích nghi ta có thể dùng chuông, mõ hay đèn để ra hiệu lệnh. Cách thức sử dụng sẽ do người điều khiển ấn định sao cho rõ ràng, dễ phân biệt.
![]() |